Bạn luôn thắc mắc tại sao cung mua một đôi giày mà giày của bạn luôn hỏng trước. Đây là lúc tìm ra nguyên nhân rồi đấy. Bạn thường xuyên để giày bị ướt, tiếp xúc, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không dán đế... là những lý do khiến tuổi thọ giày dép bị rút ngắn.
1. Không tránh nước
Dù giày làm từ chất liệu gì đi nước, thuộc dòng cao cấp hay bình dân khi tiêp xúc nhiều với nước sẽ nhanh hỏng hơn.
Nếu bạn phải đi qua một con suối hay muốn chơi đùa, chạy nhảy trên bãi biển..., tốt nhất hãy tháo giày ra và cầm trên tay hoặc đặt gọn gàng tại nơi khô ráo.
Đi giày dính mưa về lập tức "sơ cứu" bằng cách lau khô, để nơi thoáng mát
y
2. Mặc kệ giày ướt
Nếu chẳng may gặp mưa giữa đường, hãy nhanh chóng rời khỏi môi trường ướt càng sớm càng tốt.
Sau đó, dùng giấy ăn hay khăn lau mềm mại để nhẹ nhàng thấm hết nước trên và trong giày, lưu ý không chà xát mạnh để nơi thoáng mát.
Tránh sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp, kể cả máy sấy. Bạn cũng không nên đi giày khi chúng chưa khô hoàn toàn, bởi điều đó sẽ làm giày nhanh mất dáng.
3. Không dán đế giày
đế là phần giúp đôi giày bạn dữ được dáng, nếu cách nàng quên không dán đế, sẽ khiến đôi giày bạn nhanh hỏng hơn rất nhiều.
Việc dán đến giúp giày bền, và tạo cảm giác êm ái, dễ chịu cho đôi chân.
4. Không thay đế gót giày
Ngay khi nhìn thấy một chút kim loại chìa ra do đế gót giày bị mòn, hãy thay một đôi đế mới để đảm bảo thẩm mỹ và tăng tuổi thọ cho giày.
5. Không cất giữ giày đúng cách
Khi mua giày mới, bạn đừng vứt hộp đi mà hãy giữ lại để bảo quản hiệu quả. Mỗi chiếc giày cũng nên được để trong túi mềm nhằm tránh cọ xát với nhau khi nằm trong hộp.
6. Không đóng gói đồ đúng cách
Nhiều người đi du lịch thường gói dép không cẩn thận nên thường bị trầy xước, mất dạng.
Đối với đôi giày yêu quý, bạn nên sử dụng khung giữ, đồng thời phủ quanh mỗi chiếc giày bằng giấy ăn trước khi cho chúng vào túi. Đừng quên sắp xếp giày gọn gàng trong vali, tránh đặt đồ nặng lên trên.
7. Bảo quản giày nơi có ánh nắng trực tiếp
Ánh nắng sẽ khiến giày dép nhanh chóng bị bạc màu và khô tróc. Bởi vậy, kể cả bảo quản hay lúc phơi, đừng để phụ kiện của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
8. Không đi giày luân phiên
Nếu muốn giày được bền bạn nên luân phiên thay đổi, đi nhiều đôi giày khác nhau thay vì đi một đôi.
Hãy mang giày luân phiên, và để một đôi được "nghỉ ngơi" khoảng hai ngày trước khi sử dụng tiếp.
9. Không dùng khung giữ
Cặp khung giữ giày (shoe tree) hẳn vẫn là khái niệm chưa quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, chúng đặc biệt hiệu quả trong việc giữ giày không bị mất dáng khi phơi, bảo quản hay đóng gói cùng những hành lý khác.
Giaynuxuatkhau.net/ngoisao.net
|